Theo khoa học phong thủy, màu sắc có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ và cân bằng, điều tiết hài hòa yếu tố âm dương – ngũ hành của từng
Theo quan niệm phong thủy, màu sắc là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc điều hòa, hỗ trợ và cân bằng các yếu tố âm dương ngũ hành, cung mệnh của từng người. Bạn là người mệnh Mộc và đang tìm kiếm màu sắc hợp với bản mệnh của mình? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng thể về đặc tính, quy luật tương sinh tương khắc trong ngũ hành của người mệnh Mộc.
1. Người mệnh Mộc sinh vào những năm nào?
Mệnh Mộc gồm các tuổi:
2. Người mệnh Mộc hợp với màu gì nhất?
Dựa theo quan hệ tương sinh tương khắc trong quy luật âm dương ngũ hành, bạn có thể lựa chọn màu sơn nhà, màu xe thậm trí là chọn trang phục và các vận dụng khác trong gia đình cho người mệnh Mộc theo các gợi ý dưới đây.
Màu sắc tương sinh với người mệnh Mộc
-Màu đen: Màu đen khiến người ta liên tưởng đến sự huyền bí, quyền lực và nghiêm trang. Người mệnh Mộc cực kì thích hợp với màu đen. Tuy nhiên đôi khi màu này cũng mang ý nghĩa tiêu cực giống như ma quỷ, sự đen tối.
-Màu xanh dương: Xanh dương là màu của trời và biển, rất hợp với những người mệnh Mộc. Màu sắc này đem đến cho ta cảm giác về một không gian bao la rộng lớn với những âm thanh yên bình, sống động. Xanh dương tượng trưng cho lòng trung thành, trí tuệ sắc sảo và sự tự tin, khôn ngoan của con người. Những nét này lại đúng với với tính cách của những người mệnh Mộc.
-Màu xanh dương nhạt: Sắc màu này khiến ta cảm thấy thư giãn, nhẹ nhàng, thoải mái mỗi khi nhìn vào. Màu xanh dương nhạt giống như thông điệp của tình yêu thương, sự cảm thông, sẻ chia chân thành giữa con người với nhau. Đây cũng là một trong những màu hợp với người mệnh Mộc bởi nó sẽ giúp công việc của bạn phát triển, vững vàng hơn.
-Màu xanh lá cây: Màu xanh lá cây tương hợp với người mệnh Mộc bởi nó tượng trưng cho sức sống dồi dào, mãnh liệt, trong lành và phát triển. Sắc màu này không chỉ tạo cảm giác nhẹ dịu, tươi mới mà còn truyền đi thông điệp yêu thương, hòa bình cho rất cả mọi người.
Nếu chọn được những màu sắc hợp với người mệnh Mộc thì bạn sẽ có một sức khỏe tốt, ít khi bị bệnh tật, hơn nữa tiền bạc, tài lộc cũng được thịnh vượng, công danh, sự nghiệp ngày càng thăng tiến, phát triển. Quan trọng hơn là nó còn có tác dụng tránh được vận rủ ro, tà khí có thể xảy ra với chủ nhân. Bởi vậy, trước khi lựa chọn những vật dụng cần thiết, có giá trị lớn thì bạn cần phải lưu ý về màu sắc sao cho phù hợp với bản mệnh của mình nhé!
Màu sắc tương khắc với người mệnh Mộc
-Vàng sậm, nâu đất, trắng bạc, vàng nhạt : Đây là những màu kỵ nên tránh bởi nó sẽ mang đến những điều xui xẻo, không may cho người mệnh Mộc. Tuy nhiên nếu có lỡ sử dụng một vài đồ vật có sắc màu này thì cũng không hẳn là quá xấu nhưng nó sẽ tiết chế phần nào đó sự may mắn, thành công, giàu sang của người mệnh Mộc.
3. Quy luật âm dương – ngũ hành
Quy luật âm dương trong ngũ hành là hai mặt luôn luôn bổ trợ, tác động qua lại lẫn nhau và không bao giờ có thể tách rời. Quan hệ tương sinh, tương khắc này chính là tiền đề cơ sở cho sự hành thành, phát triển của 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Quan hệ tương sinh là hành này hỗ trợ, tác động giúp hành kia trưởng thành, phát triển:
- Mộc sinh Hỏa: cây cháy sinh lửa, lửa lấy cây làm chất liệu đốt, khi cây cháy hết thì lửa sẽ tự tắt.
- Hỏa sinh Thổ: Mọi vận sẽ bị lửa đốt thành tro, thành đất
- Thổ sinh Kim: Kim loại sẽ được hình thành trong đất
- Kim sinh Thủy: Khi nung nóng, kim loại sẽ chuyển thể sang dạng lỏng
- Thủy sinh Mộc: Nước nuôi cây sinh trưởng, phát triển
Quan hệ tương khắc là hành này hạn chế, gây trở ngại cho hành kia:
- Thủy khắc Hỏa: Lửa đang cháy sẽ bị dập tắt bởi nước.
- Hỏa khắc Kim: Kim loại gặp lửa sẽ bị tan chảy.
- Kim khắc Mộc: Kim loại cắt được cây.
- Mộc khắc Thổ: Cây hút chất dinh dưỡng của đất để sinh trưởng, phát triển.
- Thổ khắc Thủy: Đất cản dòng chảy của nước.
Hai yếu tố tương sinh, tương khắc nếu kết hợp hài hòa sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thủy cũng như mang lại giá trị tinh thần lớn lao, sự may mắn, thuận lợi cho gia chủ.
4. Đặc tính và ý nghĩa của mệnh Mộc trong Ngũ hành
Ý nghĩa của hành Mộc: Là những sự vật có tính chất sinh trưởng, phát triển trong tự nhiên. Mộc có hình trụ dài, đối ứng với mùa xuân, khí ẩm, màu xanh và vị chua.
Đặc tính của hành Mộc: Mộc là "khúc trực", trong đó "khúc" nghĩa là thẳng, đại diện cho ý chí quyết tâm vươn lên. Mộc có thể hấp thu khí của Thủy Thổ để sinh trưởng, phát triển hơn. Có thể nói rằng, Mộc chủ về đưc nhân, thẳng thắn, hài hòa và tinh tế.
Theo quan niệm phong thủy, màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cân bằng, hỗ trợ và điều hòa các yếu tố âm dương ngũ hành. Chính vì vậy mà khi lựa chọn những món đồ cần thiết luôn mang theo bên mình hay những vận dụng có giá trị cho gia đình, bạn cần phải cân nhắc tới vấn đề màu sắc của chúng sao cho phù hợp với bản mệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn chọn lựa những màu sắc hợp với người mệnh Kim.
Người mệnh Kim sinh năm nào?
Mệnh Kim bao gồm những người có năm sinh dưới đây:
Lợi ích của việc sử dụng màu sắc hợp với mệnh Kim
Theo quan niệm phong thủy việc lựa chọn màu sắc phù hợp với bản mệnh rất quan trọng bởi nó mang đến cho người mệnh Kim nhiều may mắn, thuận lợi, làm việc gì cũng được như ý muốn, khi khó khăn sẽ gặp được quý nhân phù trợ. Không những vậy mà sức khỏe của bạn cũng tốt hơn, ít khi gặp phải đau ốm, bệnh tật.
Điều đặc biệt hơn là khi mang theo những vật phẩm có màu sắc hợp mệnh Kim bên người nó cũng sẽ mang đến nhiều vận may cho bạn trong chuyện tình duyên. Vì thế mà đôi lứa hòa hợp, yêu thương nhau lâu dài, ít phải chịu cảnh chia ly, từ biệt.
Người mệnh Kim tương khắc, tương sinh với màu gì?
Màu tương sinh với người mệnh Kim
Màu vàng: Màu vàng tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng và thành công. Khi nhìn màu vàng ta thường có cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu, tâm hồn cũng được thư thái, thoải mái hơn. Đối với người phương Tây, màu vàng được coi là màu chủ đạo, mang lại sự may mắn và hạnh phúc cho chủ sở hữu. Theo các nhà phong thủy, đây là màu phù hợp nhất với người mệnh Kim.
Màu trắng: Có thể nói rằng, màu trắng là biểu tượng của sự tinh khiết, giản dị và trong sáng. Mọi sự khởi đầu đều bắt nguồn từ màu trắng và, nó giống như nền tảng cuộc sống giúp con người trở nên hoàn thiện hơn. Đây được coi là màu tương sinh với người mệnh Kim, đem lại cuộc sống giàu sang cho chủ sở hữu.
Màu xám bạc: Trong phong thủy, màu xám bạc có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với những người mệnh Kim bởi nó rất tốt cho cung Tử Tức (con cháu) và Quý Nhân hoặc Quan Lộc. Tinh tế, sâu sắc, sáng tạo là ưu điểm nổi bật của những người mệnh Kim và màu xám bạc giúp họ phát huy tối đa những nét tính cách ấy.
Màu tương khắc với người mệnh Kim
Màu đỏ, hồng: Đây là hai màu đại diện cho mệnh Hỏa vì thế nó tương khắc với những người mệnh Kim. Bởi vậy bạn cần thận trọng khi sử dụng những vật phẩm mang màu sắc này.
Trang sức phong thủy mang may mắn, thành công cho người mệnh Kim
Vòng đá phong thủy là trang sức rất quen thuộc với mọi người trong vài năm trở lại đây. Đi đến bất kì đâu, bạn cũng dễ dàng bắt gặp những chiếc vòng phong thủy dạt hạt tròn xâu chuỗi lại với nhau trên tay cả nữ giới lẫn nam giới. Theo như khoa học phong thủy chứng minh thì loại vòng này có khả năng đem lại may mắn cho chủ sở hữu, đó là lý do tại sao nó được nhiều người ưa chuộng đến vậy.
Trang sức phong thủy cũng là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là việc chọn trang sức phù hợp với âm dương ngũ hành. Dưới đây là những lợi ích khi bạn mang theo những loại trang sức có màu sắc phù hợp với bản mệnh của mình:
-Có tác dụng điều hòa các hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể con người, giúp hệ thần kinh ổn định hơn.
-Tăng cường sức đề kháng, giảm bệnh tật.
-Mang lại may mắn cho bản thân và mọi người xung quanh và hút tài lộc từ bên ngoài vào trong nhà bạn.
Vòng đá phong thủy “bùa may mắn” cho người mệnh Kim: xem chi tiết tại: Trang sức mệnh Kim
Tỳ hưu đeo cổ là một trong những loại trang sức vừa có tính thẩm mỹ, vừa đem lại may mắn, sức khỏe và tài lộc cho những người mệnh Kim. Tuy nhiên, để tỳ hưu phát huy được tối đa tác dụng của nó thì bạn cần phải chọn màu sắc phù hợp với bản mệnh của mình. Mệnh Kim hợp với tỳ hưu màu vàng, trắng, nâu đất.
Màu sắc hợp mệnh là một trong những vấn đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm đặc biệt là với những ai có tín ngưỡng phong thủy. Vậy người mệnh Thủy hợp màu gì, kỵ màu gì? Bài viết dưới đây sẽ lý giải những điều bí ẩn, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về đặc tính của mệnh Thủy, quy luật âm dưỡng ngũ hành, tương sinh tương sắc từ đó hiểu rõ hơn khi chọn lựa màu sắc hợp với bản mệnh của mình.
1. Người mệnh Thủy sinh năm nào?
Dưới đây là năm sinh của những người mệnh Thủy
2. Người mệnh Thủy hợp với màu gì và kỵ màu gì?
Màu sắc là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc cân bằng quy luật âm dương, ngũ hành. Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh sáng màu còn âm là sắc tối yên tĩnh hấp thụ màu. Nếu biết sử dụng màu sắc hợp với bản mệnh, nó sẽ có tác dụng tăng cường các yếu tố thuận lợi và hạn chế những bất lợi ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Đó là lý do tại sao khi mua những vật có giá trị lớn, sử dụng vĩnh viễn người ta thường cân nhắc kỹ trong việc chọn lựa màu sắc sao cho hợp với bản mệnh. Mục đích đích là để giúp bản thân gặp nhiều may mắn, thuận lợi hơn trong công việc, tình duyên và cuộc sống. Vậy người mệnh Thủy hợp màu gì, xung khắc màu gì?
Màu tương sinh đem lại may mắn cho người mệnh Thủy
Màu đen: sắc đen thể hiện cho sự mạnh mẽ, quyết liệt cũng giống như tính cách của người mệnh Thủy. Dựa vào đặc tính, quy luật âm dương ngũ hành, ta dễ dàng nhận thấy màu đen là màu hợp nhất với người mệnh thủy.
Màu trắng: Kim sinh Thủy mà màu sắc đại diện cho Kim là màu trắng, bởi vậy người mệnh Thủy rất hợp với những vận dụng, phụ kiện có màu trắng.
Màu tương khắc cản trở sự thành công của người mệnh Thủy
-Đỏ, cam, tím: Thủy và Hỏa là mối quan hệ tương khắc, bởi vậy mệnh Thủy sẽ không hợp với sắc màu đỏ, cam, tím của hỏa.
-Vàng, nâu đất, nâu nhạt: 3 màu này đại diện cho yếu tố Thổ, tuy nhiên Thổ lại tương khắc với Thủy. Bởi vậy, bạn cần tránh những sắc màu vàng, nâu bởi nó sẽ tiết chế sự may mắn, giàu sang của người mệnh Thủy.
-Màu xanh lá cây: Tuy Thủy sinh Mộc là mối quan hệ tương sinh nhưng Thủy đã mất đi rất nhiều năng lượng để hỗ trợ, thúc đẩy Mộc sinh trưởng phát triển. Bởi vậy, người mệnh Thủy không nên chọn màu xanh lá cây(màu đặc trưng của mệnh Mộc) nếu không sẽ bị tiêu hao năng lượng, cản trở con đường thành công của mình.
3. Tính cách của người mệnh Thủy
Dịu dàng, chân thành và đầy sâu sắc là nét tính cách được thể hiện rõ nhất ở những người mệnh Thủy. Họ thường đặt ra cho mình nhiều mục tiêu trong cuộc sống và luôn cố gắng phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực. Mặc dù mang trong mình sức mạnh khủng khiếp của nước nhưng những người mệnh Thủy vẫn có một sức hấp dẫn tuyệt vời.
Những người mệnh Thủy có kỹ năng giao tiếp, ứng xử khéo léo, giỏi thuyết phục người khác. Họ khá nhạy cảm, tinh tế và sâu sắc, luôn sẵn sàng lắng nghe, giúp đỡ người khác.
Hành Thủy chủ về đức trí, thủy là "nhuần hạ" trong đó "nhuần" nghĩa là thấm ướt còn "hạ" là xuống dưới. Bởi vậy đặc tính của những người mệnh thủy là thông minh, linh hoạt, sống giàu tình cảm, tâm hướng thiện.
Trong phong thủy, mệnh Hỏa là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, sự đam mê và ý chí quyết tâm phấn đấu. Để tăng thêm may mắn cho bản thân trong công danh, sự nghiệp và cuộc sống người mạng Hỏa cần biết lựa chọn màu sắc phù hợp với bản mệnh của mình. Từ các vật có giá trị lớn, đồ đạc sử dụng vĩnh viễn đến các trang phục, phụ kiên hàng ngày, bạn nên tuân theo quy luật màu sắc trong ngũ hành.
Người mệnh hỏa sinh năm nào?
Mệnh Hoả gồm các tuổi sau:
Mệnh Hỏa hợp màu gì?
-Màu đỏ: Màu đỏ thuộc hành Hỏa bởi vậy nó được cho là sắc màu tương hợp với những người mệnh Hỏa. Đối với những người Á Đông, màu đỏ tượng trưng cho máu và lửa, là biểu tượng của sức mạnh, quyền lực và tình yêu mãnh liệt. Cũng có một số dân tộc coi màu đỏ là màu của sự dũng cảm, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc. Ngoài ra, với các nhà lãnh đạo chính trị, sắc đỏ còn tượng trưng cho sự quyết tâm mạnh mẽ, ý chí cố gắng phấn đấu.
-Màu xanh lá cây: Mộc tương sinh với Hỏa, bởi vậy những người mệnh Mộc hợp màu xanh lá cây (màu của hành Mộc). Màu xanh là màu của thiên nhiên, cây cỏ, tượng trưng cho sức sống màu mỡ, tươi mới và phát triển. Nó đem đến cảm giác nhẹ dịu, thoải mái cho mọi người mỗi khi chiêm ngưỡng, đó cũng giống như một thông đẹp hòa bình, hữu nghị cho con người trên thế giới.
-Tím, cam: Đây cũng là hai màu tương ứng cho người hành Hỏa. Màu cam mang đến sức sống tươi vui, phấn khởi, đại diện cho sự nỗ lựa, sáng tạo không ngừng. Trên thực tế các nhà khoa học phong thủy đã chứng minh sử dụng các đồ vật có màu cam giúp người mệnh Hỏa tăng tư duy sáng tạo, giúp đạt hiệu quả cao hơn trong công việc. Còn màu tím thì tượng trưng cho lãng mạn, chung thủy và hòa cảm. Tuy nhiên người mệnh Mộc không nên chọn màu tím đậm bởi nó là màu buồn và tuyệt vọng.
Mệnh Hỏa ky màu gì?
-Màu đen, xám, xanh biển sẫm: Đây là những màu thuộc hành Thủy, do Thủy khắc Hỏa nên những màu sắc này kỵ với người mệnh Hỏa. Bởi vậy bạn không nên dùng vật phẩm, phụ kiện, quần áo có màu đen, xanh nước biển, tím xanh nếu không Thủy Hỏa giao đấu sẽ dẫn đến xung khắc, tiết chế sự may mắn, giàu sang của người hành Hỏa.
Ngoài ra những người mệnh Hỏa cũng không nên lựa chọn các màu sắc như màu vàng, nâu đất. Bởi hai màu này tương ứng với hành Thổ mà Hỏa lại dễ bị suy yếu, mất năng lượng khi sinh ra Thổ.
Quy luật ngũ hành:
Quy luật tương sinh, tương khắc trong ngũ hành là hai yếu tố luôn luôn song hành, bổ trợ và không thể tác rời nhau. Theo quy luật ngũ hành tương sinh thì:
-Hỏa sinh Thổ.
-Thổ sinh Kim.
-Kim sinh Thủy.
-Thủy sinh Mộc.
-Mộc lại sinh Hỏa.
Ngoài ra, Hỏa kết hợp với Hỏa cũng là mối quan hệ tương sinh. Tuy nhiên sự tương hợp này không phải lúc nào cũng phát huy tối đa tác dụng, đôi khi tốt nhưng đôi khi lại không tốt.
Những màu sắc tương ứng với Ngũ hành là:
Mệnh Mộc tương ứng với màu xanh.
Mệnh Hỏa tương ứng với màu đỏ, cam, tím.
Mệnh Thổ tương ứng với màu vàng, nâu đất, nâu nhạt.
Mệnh Kim tương ứng với màu trắng, màu xám, màu ghi.
Mệnh Thủy tương ứng với màu đen, màu xanh nước biển.
Đặc tính và ý nghĩa của mệnh Hỏa trong Ngũ hành
Ý nghĩa của mệnh Hỏa: Đại diện cho những vật có tính chất ấm nóng, bốc lên phát ra lửa. Mệnh Hỏa đối ứng với khí nóng của mùa Hạ, màu đỏ và vị đắng.
Đặc tính của hành Hỏa: Hỏa chủ về đức lễ. Hỏa là "viêm thượng" trong đó "viêm" nghĩa là nhiệt còn "thượng" là bốc lên. Bởi vậy đặc tính của hỏa là bốc cháy, có khả năng sinh ra lửa, chế luyện kim loại...Những người sinh mênh Hỏa cũng sống giàu tình cảm nhưng cũng có nét tính cách khá nóng nảy, hấp tấp.
Âm dương, ngũ hành là hai khái niệm cơ bản trong thuyết triết học cổ đại của Trung Hoa. Mỗi người sinh ra sẽ có một "mạng" khác nhau, tùy theo năm sinh mà tương ứng với các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Việc nắm bắt mình thuộc mạng gì để áp dụng nó vào cuộc sống là điều quan trọng không thể thiếu. Nếu biết cách vận dụng học thuyết này thì sự nghiệp, tình duyên, sức khỏe của bạn sẽ được hanh thông, thuận lợi hơn.
1. Người mệnh Thổ sinh vào những năm nào?
Người mệnh Thổ bao gồm các tuổi sau:
2. Người mệnh Thổ hợp màu sắc nào nhất?
Khoa học phong thủy đã chứng minh, màu sắc thực sự rất quan trọng đối với bản mệnh của mỗi người. Bởi vậy trước khi chọn lựa những đồ vật có giá trị lớn hoặc đơn giản là những trang phục, phụ kiên gắn với mình hàng này, bạn cũng nên cân nhắc cẩn thận. Nếu chọn được màu sắc đúng với quy luật tương sinh tương khắc, hợp với bản mệnh thì bạn sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi hơn trong cuộc sống.
Màu tương sinh với người mệnh Thổ
-Màu vàng nhạt: Màu vàng tượng trưng cho nguồn năng lượng dồi dào, sức sống mãnh liệt và sự quyết tâm kiên trì. Sắc màu này giúp tinh thần ta thoải mái, thư giãn hơn và nhẹ nhàng hơn. Trong văn hóa của các nước phương Tây, màu vàng cũng thể hiện lòng thành kính, sự tôn trọng, biết ơn.
-Màu vàng nâu: Đây là màu đại diện cho mệnh Thổ, gắn liền với đất, mang lại cho ta cảm giác bình yên, an toàn. Mặc dù không nổi bật nhưng luôn khiến người khác chú ý bởi sự tinh tế, độc đáo, đó cũng giống như tính cách của những người mệnh Thổ.
-Màu đỏ, hồng, cam, tím: Hỏa sinh Thổ, bởi vậy những người mệnh Thổ hợp với màu đỏ, hồng, cam tím (màu tương ứng của mệnh Hỏa).
Màu tương khắc với người mệnh Thổ
-Xanh lục đậm, xanh da trời: Mộc khắc Thổ bởi vậy những người mệnh Thổ kỵ màu xanh lục, da trời (màu tương ứng với mệnh Mộc).
-Xanh lá cây: Mộc khắc Thổ, cây hút hết chất dinh dưỡng của đất để sinh trưởng, phát triển và khiến cho đất suy kiệt, nghèo nàn. Bởi vậy, những người mệnh Thổ không nên lựa chọn màu xanh lá cây (màu đại diện cho mệnh Mộc). Nếu không bạn sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống, đường tài lộc bị cản trở, tình duyên, sức khỏe cũng suy yếu.
3. Quy luật âm dương, ngũ hành
Sự biến hóa không ngừng của 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong môi trường tự nhiên đã tạo nên nguyên lý ngũ hành. Nguyên lý này gồm hai phương diện là tương sinh, tương khắc. Đó có thể là sự giúp đỡ, ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau và cũng có thể là sự ức chế lẫn nhau.
Mối quan hệ tương sinh giữa các hành:
Tương sinh là sự tác động qua lại, giúp đỡ, hỗ trợ nhau để cùng sinh trưởng, phát triển hơn. Theo nguyên lý ngũ hành, giữa Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ có quan hệ tiếp xúc, nương tựa lẫn nhau. Cụ thể:
-Mộc sinh Hỏa (cây cháy tạo ra lửa).
-Hỏa sinh Thổ (lửa khiến mọi thứ hóa thành tro bụi và chuyển hóa thành đất).
-Thổ sinh kim (Kim loại được hình thành từ trong lòng đất)
-Kim Sinh Thủy (kim loại khi bị nóng chảy tạo thành dung dịch lỏng).
-Thủy sinh Mộc (cây nhờ nước mà sinh trưởng, phát triển).
Mối quan hệ tương khắc giữa các hành:
Tương khắc là sự tác động qua lại, chống chọi nhau, hành này tiết chế sự sinh trưởng, phát triển của hành kia. Cụ thể:
-Thủy khắc Hỏa (nước dập được đám cháy của lửa)
-Hỏa khắc Kim (lửa khiến cho kim loại bị nóng chảy)
-Kim khắc Mộc (dao kéo được rèn bằng kim loại để chặt cây)
-Mộc khắc Thổ (cây hút chất dinh dưỡng của đất)
-Thổ khắc Thủy (đất cản trở dòng chảy của nước lũ)
Có thể nói rằng, hai hiện tượng này gắn liền, tác động qua lại với nhau. Tạo hóa không thể chỉ có tương sinh và cũng không thể chỉ có tương khắc. Bởi nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển quá độ sẽ gây tác hại ngược lại chỉ có khắc mà không có sinh thì mọi vật sẽ không thể nảy nở, sinh trưởng. Việc lựa chọn màu sắc cho người mệnh thổ cũng dựa trên những nguyên tắc cơ bản của ngũ hành sinh khắc nói trên.
Năm sinh | Âm lịch | Mệnh | Màu bản mệnh | Màu tương sinh | Màu tương khắc |
1930 | Canh Ngọ | Thổ | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây |
1931 | Tân Mùi | Thổ | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây |
1932 | Nhâm Thân | Kim | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng |
1933 | Quý Dậu | Kim | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng |
1934 | Giáp Tuất | Hỏa | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển |
1935 | Ất Hợi | Hỏa | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển |
1936 | Bính Tý | Thủy | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm |
1937 | Đinh Sửu | Thủy | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm |
1938 | Mậu Dần | Thổ | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây |
1939 | Kỷ Mão | Thổ | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây |
1940 | Canh Thìn | Kim | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng |
1941 | Tân Tỵ | Kim | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng |
1942 | Nhâm Ngọ | Mộc | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt |
1943 | Quý Mùi | Mộc | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt |
1944 | Giáp Thân | Thủy | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm |
1945 | Ất Dậu | Thủy | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm |
1946 | Bính Tuất | Thổ | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây |
1947 | Đinh Hợi | Thổ | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây |
1948 | Mậu Tý | Hỏa | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển |
1949 | Kỷ Sửu | Hỏa | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển |
1950 | Canh Dần | Mộc | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt |
1951 | Tân Mão | Mộc | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt |
1952 | Nhâm Thìn | Thủy | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm |
1953 | Quý Tỵ | Thủy | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm |
1954 | Giáp Ngọ | Kim | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng |
1955 | Ất Mùi | Kim | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng |
1956 | Bính Thân | Hỏa | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển |
1957 | Đinh Dậu | Hỏa | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển |
1958 | Mậu Tuất | Mộc | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt |
1959 | Kỷ Hợi | Mộc | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt |
1960 | Canh Tý | Thổ | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây |
1961 | Tân Sửu | Thổ | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây |
1962 | Nhâm Dần | Kim | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng |
1963 | Quý Mão | Kim | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng |
1964 | Giáp Thìn | Hỏa | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển |
1965 | Ất Tỵ | Hỏa | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển |
1966 | Bính Ngọ | Thủy | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm |
1967 | Đinh Mùi | Thủy | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm |
1968 | Mậu Thân | Thổ | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây |
1969 | Kỷ Dậu | Thổ | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây |
1970 | Canh Tuất | Kim | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng |
1971 | Tân Hợi | Kim | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng |
1972 | Nhâm Tý | Mộc | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt |
1973 | Quý Sửu | Mộc | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt |
1974 | Giáp Dần | Thủy | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm |
1975 | Ất Mão | Thủy | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm |
1976 | Bính Thìn | Thổ | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây |
1977 | Đinh Tỵ | Thổ | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây |
1978 | Mậu Ngọ | Hỏa | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển |
1979 | Kỷ Mùi | Hỏa | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển |
1980 | Canh Thân | Mộc | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt |
1981 | Tân Dậu | Mộc | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt |
1982 | Nhâm Tuất | Thủy | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm |
1983 | Quý Hợi | Thủy | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm |
1984 | Giáp Tý | Kim | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng |
1985 | Ất Sửu | Kim | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng |
1986 | Bính Dần | Hỏa | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển |
1987 | Đinh Mão | Hỏa | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển |
1988 | Mậu Thìn | Mộc | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt |
1989 | Kỷ Tỵ | Mộc | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt |
1990 | Canh Ngọ | Thổ | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây |
1991 | Tân Mùi | Thổ | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây |
1992 | Nhâm Thân | Kim | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng |
1993 | Quý Dậu | Kim | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng |
1994 | Giáp Tuất | Hỏa | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển |
1995 | Ất Hợi | Hỏa | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển |
1996 | Bính Tý | Thủy | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm |
1997 | Đinh Sửu | Thủy | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm |
1998 | Mậu Dần | Thổ | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây |
1999 | Kỷ Mão | Thổ | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây |
2000 | Canh Thìn | Kim | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng |
2001 | Tân Tỵ | Kim | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng |
2002 | Nhâm Ngọ | Mộc | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt |
2003 | Quý Mùi | Mộc | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt |
2004 | Giáp Thân | Thủy | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm |
2005 | Ất Dậu | Thủy | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm |
2006 | Bính Tuất | Thổ | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây |
2007 | Đinh Hợi | Thổ | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây |
2008 | Mậu Tý | Hỏa | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển |
2009 | Kỷ Sửu | Hỏa | Tím, cam, đỏ, hồng | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển |
2010 | Canh Dần | Mộc | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt |
2011 | Tân Mão | Mộc | Xanh lá cây | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt |
2012 | Nhâm Thìn | Thủy | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm |
2013 | Quý Tỵ | Thủy | Đen, xanh nước biển | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm |
2014 | Giáp Ngọ | Kim | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng |
2015 | Ất Mùi | Kim | Trắng, xám, vàng nhạt | Nâu, vàng đậm | Tím, cam, đỏ, hồng |
Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Màu sắc phong thủy hợp tuổi, hợp mệnh